Quá khích hóa
Quá khích hóa

Quá khích hóa

Quá khích hóa (tiếng Anh: radicalization) là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm áp dụng các quan điểm ngày càng quá khích đối lập với hiện trạng chính trị, xã hội hoặc tôn giáo. Các ý tưởng về xã hội nói chung định hình các kết quả của quá trình quá khích hóa; ví dụ, các phong trào quá khích có thể bắt nguồn từ sự đồng thuận xã hội rộng rãi chống lại những thay đổi tiến bộ trong xã hội hoặc từ mong muốn rộng rãi cho sự thay đổi trong xã hội. Quá trình quá khích hóa có thể dẫn đến cả hành động bạo lực và không bạo lực—tài liệu học thuật tập trung vào việc quá khích hóa thành chủ nghĩa cực đoan bạo lực hoặc quá khích hóa dẫn đến hành động khủng bố.[1][2][3] Nhiều con đường riêng biệt có thể thúc đẩy quá trình quá khích hóa, quá trình này có thể độc lập nhưng thường tương trợ lẫn nhau.[4][5]Quá trình quá khích hóa mà xảy ra trên nhiều khía cạnh mang tính củng cố làm tăng đáng kể khả năng phục hồi và khả năng gây chết người của nhóm. Hơn nữa, bằng cách loại bỏ khả năng của một nhóm trong việc hòa nhập với xã hội không quá khích và trong việc tham gia vào nền kinh tế hiện đại, quốc gia hoặc quốc tế, quá khích hóa đóng vai trò như một loại bẫy xã hội học khiến các cá nhân không có nơi nào khác để đi đi đến để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của họ.[6]